Categories: Tin tức

TỔNG HỢP các loại cầu nâng ô tô được ưa chuộng bởi chủ garage

Cầu nâng ô tô là trang bị nhất thiết phải có nếu bạn có định hướng mở gara chăm sóc xe hơi chuyên nghiệp. Dưới đây là tổng hợp các loại cầu nâng ô tô được những chủ gara ưa chuộng và tin dùng nhất.

Cầu nâng ô tô là thiết bị không thể thiếu trong gara sửa chữa chuyên nghiệp

Cầu nâng ô tô là gì? Các loại cầu nâng ô tô có gì giống và khác nhau?

Cầu nâng ô tô là một trang bị không thể thiếu trong một tiệm chăm sóc xe chuyên nghiệp. Công dụng chính là thay đổi vị trí, độ cao của ô tô để phục vụ cho việc vệ sinh, sửa chữa trở nên đơn giản, hiệu quả.

  • Điểm giống nhau của các loại cầu nâng ô tô hiện nay: công dụng đều là để nâng, hạ xe.
  • Điểm khác nhau: công dụng khác nhau, cấu tạo có sự đổi mới và được ứng dụng trong những công việc khác nhau trong gara.

Cầu nâng thường được sử dụng trong gara chuyên nghiệp hay trong tiệm sửa chữa, rửa xe ô tô có quy mô từ vừa tới lớn. 

Xem thêm:

Ứng dụng chung của các loại cầu nâng là điều chỉnh độ cao phù hợp cho xe

Tổng hợp các loại cầu nâng ô tô được ưa chuộng hiện nay

Hiện nay trên thị trường có 4 loại cầu nâng chính thường được sử dụng: cầu nâng 1  trụ, cầu nâng 2 trụ, cầu nâng 4 trụ và cầu nâng cắt kéo. Dưới đây là phần tìm hiểu chi tiết.

Tìm hiểu về cầu nâng 1 trụ

Cầu nâng 1 trụ được hiểu đúng với cái tên của sản phẩm: sử dụng 1 trụ duy nhất để nâng, hạ ô tô. Nguyên lý làm việc dựa trên quá trình sử dụng động cơ thuỷ lực kết hợp máy bơm khí nén cao áp.

  • Cấu tạo của cầu nâng 1 trụ: bàn nâng (bộ phận đỡ toàn bộ xe), ty nâng (bao gồm xilanh, piston, gioăng làm kín, vòng đệm) – bộ phận chính giúp nâng, hạ xe dễ dàng, bình nhớt – hỗ trợ ty nâng.
  • Dòng 1 trụ có thể xoay 360 độ.
  • Trọng lượng nâng tối đa là 4 tấn.
  • Các loại cầu nâng ô tô 1 trụ hiện nay: loại âm nền (bằng với mặt đất – giúp xe lên dễ dàng) và loại mặt nổi.
  • Công dụng chính: được sử dụng để rửa gầm xe ô tô (an toàn vì không sử dụng điện).
  • Hiện trên thị trường, cầu nâng chủ yếu được nhập khẩu từ Ấn Độ, một số dòng phổ biến: cầu nâng chữ I, cầu nâng chữ H, …
  • Giá cầu nâng 1 trụ trên thị trường trong khoảng 50 – 80 triệu đồng (tuỳ vào thương hiệu).
Cầu nâng 1 trụ có thể nâng tối đa 4 tấn

Cầu nâng 2 trụ là gì? Công dụng là gì?

Đúng với cái tên, cầu nâng 2 trụ có thiết kế 2 thanh trụ đặt song song với nhau, ở giữa có 1 bệ đỡ. Trong các loại cầu nâng ô tô hiện nay, cầu nâng 2 trụ được sử dụng khá nhiều trong các gara ô tô vì có nhiều ưu điểm: chi phí, công dụng, …

  • Cấu tạo của dòng 2 trụ: trụ cầu nâng (2 thanh trụ 2 bên), cánh tay giữ xe (gồm 2 tay nâng – hiểu đơn giản là bệ đỡ), khoá an toàn (giữ cố định độ cao cho xe, đảm bảo an toàn), dầu thuỷ lực bơm thuỷ lực.
  • Khối lượng có thể nâng tối đa là 4 tấn, độ cao lớn nhất khoảng 1.8m.
  • Công dụng chính: sửa gầm, phanh, bánh xe, hộp số, …
  • Giá thành khả rẻ, dao động trong khoảng 25 – 45 triệu đồng (tuỳ vào thiết kế và thương hiệu).
  • Các loại cầu nâng ô tô 2 trụ hiện nay: cầu nâng 2 trụ đối xứng (2 tay nâng bằng nhau), cầu nâng 2 trụ bất đối xứng (2 tay nâng không bằng nhau), cầu nâng giằng trên (dây cáp đi dọc thanh nối trên đỉnh cầu), cầu nâng giằng dưới (dây cáp đi từ thanh này sang thành kia dưới mặt cầu).
Cầu nâng 2 trụ có giá thành rẻ hơn các loại khác trên thị trường

Giới thiệu về cầu nâng 4 trụ

Đúng với cách hình dung khi nghe tên, cầu nâng 4 trụ có thiết kế 4 thanh trụ lực tạo thành hình vuông và bàn nâng ở giữa. Dòng này có nguồn gốc đa dạng: Hàn, Đức, Mỹ, Trung, …

  • Cấu tạo chính của cầu nâng 4 trụ: trụ nâng (4 thanh trụ), bàn nâng (bộ phận đỡ xe), bảng điều khiển.
  • Gấp đôi trụ nâng với dòng 2 trụ, sức nâng được tăng lên nhiều lần: trọng lượng có thể nâng từ 4 – 18 tấn.
  • Công dụng chính: vẫn là để sửa chữa những lỗi chủ yếu ở dưới gầm xe nhưng có thể sử dụng được với những xe có trọng lượng lớn.
  • Các loại cầu nâng ô tô 4 trụ nổi tiếng hiện nay: Heshbon, Gaochang, Bendpak, …
  • Giá thành khá đá và đa dạng tuỳ vào thương hiệu và quốc gia sản xuất, con số dao động trong khoảng 50 – 200 triệu đồng (có nhiều loại có thể đắt hơn).
Cầu nâng 4 trụ dùng để nâng những xe có trọng tải lớn

Tìm hiểu về cầu nâng cắt kéo

Cầu nâng cắt kéo hay còn có tên gọi khác là cầu nâng dạng xếp, có cấu tạo là nhiều cần bẩy xếp với nhau thành hình chữ X. Loại này thường được sử dụng trong những gara có diện tích nhỏ.

  • Cấu tạo của cầu nâng cắt kéo: đế trụ (cố định với mặt sàn), cần bẩy (là những thanh thép chắc chắn tạo thành hình chữ X), bàn nâng (đỡ và thăng bằng xe), tay nâng (đảm nhận nhiệm vụ nâng và hạ xe), bộ phận điều khiển.
  • Có những dòng máy có thể nâng được trọng tải là 3.5 tấn
  • Ứng dụng chính vẫn là để sửa chữa, kiểm tra những lỗi ở khung gầm, bánh xe, …
  • Các loại cầu nâng ô tô cắt kéo hiện nay: cầu nâng thân ngắn (hợp với quy mô nhỏ) và cầu nâng thân dài (hợp với quy mô lớn).
  • Giá thành khá đắt, dao động trong khoảng 60 đến 140 triệu đồng – đây là giá của những model ưa dùng hiện nay. Ví dụ như: VM-D35, VSLI 3500, HL-35F, …
Cầu nâng cắt kéo có ưu điểm là tiết kiệm được diện tích

Xem xét các loại cầu nâng ô tô trên thị trường, người dùng nên chọn lựa ra sao?

Nếu bạn đang có định hướng mở tiệm chăm sóc xe hơi chuyên nghiệp thì cầu nâng là thiết bị không thể thiếu. Dưới đây là một số gợi ý mà bạn đọc có thể tham khảo thêm.

  • Trước tiên là bạn cần lựa chọn địa chỉ mua uy tín, có chính sách bảo hành, đổi trả, chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp.
  • Điều quan trọng là về thương hiệu, ưu tiên những sản phẩm đến từ các quốc gia như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Italy, Ấn Độ, … những quốc gia chuyên sản xuất các loại cầu nâng ô tô hiện đại ở thời điểm này.
  • Tuỳ theo mô hình kinh doanh bạn định mở để có thể lựa chọn loại cầu nâng phù hợp. Ví dụ: kinh doanh rửa xe thì chọn cầu nâng 1 trụ, sửa chữa xe con, xe gia đình thì sử dụng cầu nâng 2 trụ – tiết kiệm chi phí, … Hoặc nếu gara có diện tích nhỏ thì bạn có thể đầu tư cầu nâng cắt kéo.
Khi lựa chọn cầu nâng, bạn cần xem xét đến các yếu tố: dùng để làm gì, diện tích gara, giá thành, thương hiệu
  • Ngoài ra, chi phí cũng là một điều nên cân nhắc kỹ, số tiền đầu tư là rất cao. Chúng tôi khuyên bạn nên chọn một thiết bị thuộc thương hiệu nổi tiếng và được bảo hành trong thời gian dài. “Tiền nào của nấy” – câu nói thực sự rất đúng trong nhiều trường hợp.

Lưu ý: kinh nghiệm là một chuyện và áp dụng vào thực tế sẽ có chút khác nhau. Chúng tôi khuyên bạn nên thu thập thêm thông tin và thực sự định hướng được quy mô mở tiệm. Điều còn lại hãy tham khảo thêm ở những người đi trước và tư vấn của kỹ thuật viên tại những đại lý phân phối.

Trên đây là bài tổng hợp các loại cầu nâng ô tô được ưa chuộng nhất hiện nay. Mong bạn đọc sẽ có thêm thông tin cần thiết và sớm chọn được sản phẩm phù hợp. Mọi thắc mắc hoặc cần tư vấn, khách hàng vui lòng liên hệ tới Điện máy Lucky để được hỗ trợ chi tiết.

admin

Bài đăng gần đây

Hướng dẫn sửa van 1 chiều máy nén khí đúng chuẩn

Van 1 chiều đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát dòng khí nén và bảo vệ hệ thống…

4 tuần ago

Top 3 địa chỉ sửa máy rửa xe Gò Vấp chuyên nghiệp

Nếu bạn đang gặp vấn đề với máy rửa xe và cần tìm nơi sửa chữa đáng tin cậy tại…

1 tháng ago

BẬT MÍ #15+ địa chỉ sửa xe máy Vũng Tàu CHUYÊN NGHIỆP

Bạn đang tìm địa chỉ sửa xe máy Vùng Tàu uy tín, chuyên nghiệp nhất hiện nay? Tham khảo ngay,…

1 tháng ago

[Cập Nhật] Top 3 địa chỉ sửa máy rửa xe quận 12 uy tín

Nếu bạn đang tìm địa chỉ sửa máy rửa xe quận 12 uy tín, giá thành phù hợp để sửa…

1 tháng ago

#3 địa chỉ sửa máy rửa xe tại Huế uy tín nhất hiện nay

Máy rửa xe kêu to, máy rửa xe không hoạt động, bị mất áp,...làm gián đoạn các công việc tẩy…

2 tháng ago

Top 3 địa chỉ sửa máy rửa xe tại Bắc Ninh uy tín

Máy rửa xe của bạn gặp các vấn đề hỏng hóc cần được sửa chữa nhưng bạn vẫn chưa biết…

2 tháng ago