Sửa máy nén khí bị tụt áp, sửa máy nén khí hỏng hóc, … Nghe đến từ “sửa thiết bị”, người dùng thường sẽ nghĩ ngay đến việc mang ra tiệm. Tuy nhiên, có nhiều lỗi mà chúng ta có thể tự khắc phục. Nếu máy của bạn đang gặp phải tình trạng tụt áp, đừng lo, hãy tham khảo bài viết sau đây.
Nguyên nhân và cách sửa máy nén khí bị tụt áp
Có nhiều yếu tố dẫn đến việc máy hoạt động không đúng công suất. Chính vì vậy, để có thể khắc phục triệt để, bạn cần nắm rõ nguyên nhân và bộ phận nào đang bị ảnh hưởng. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp và cách khắc phục
Nguyên nhân thường gặp khiến máy nén khí bị tụt áp
Sửa máy nén khí bị tụt áp như thế nào? Để trả lời được câu hỏi trên, bạn cần xác định chính xác được phần đang bị hỏng hóc. Một số nguyên nhân thường thấy dẫn đến tình trạng mất áp:
- Máy lâu ngày không được vệ sinh: bụi bẩn bám vào động cơ – khó thoát nhiệt và có thể xâm nhập vào bên trong motor.
- Nguyên nhân bên trong, có thể là do đường ống dẫn khí, các khớp nối bị mài mòn, hỏng hóc.
- Dầu trong máy đã khô, đóng cặn – dầu cũ khiến máy làm việc không còn hiệu quả, thường xuyên xảy ra lỗi. Điều này cũng khiến máy giảm tuổi thọ.
- Máy tụt áp do đã hoạt động liên tục nhiều giờ đồng hồ. Nhiều người luôn bắt máy làm việc quá hiệu suất. Nếu việc này diễn ra liên tục thì rất khó sửa máy nén khí bị tụt áp vì liên quan đến phần bên trong.
- Ngoài ra, có thể là do máy bạn đang sử dụng đã cũ – tuổi thọ cao. Máy nén khí cũ không còn đáp ứng được nhu cầu công việc.
Xem thêm: Máy nén khí bị nóng
Cách sửa máy nén khí bị tụt áp đảm bảo hiệu quả
Xử lý tình trạng máy nén khí tụt áp – đảm bảo hiệu suất của máy, tiếp tục tiến độ công việc. Tham khảo ngay những cách làm đơn giản sau đây – hoàn toàn có thể tự làm tại nhà.
- Thường xuyên vệ sinh máy, các bộ phận cần thiết: đầu nén, lọc gió, bầu lọc, … giúp máy đảm bảo hiệu suất làm việc.
- Thay dầu định kỳ – phụ thuộc vào tần suất và thời gian sử dụng mỗi ngày.
- Đối với trường hợp máy nén khí tụt áp do sử dụng liên tục thời gian dài: bạn cần tạo khoảng nghỉ cho máy.
- Nếu máy không đáp ứng được nhu cầu, mua mới sẽ là phương án tối ưu nhất.
- Ngoài ra, cách sửa máy nén khí tụt áp hiệu quả chính là bảo dưỡng thường xuyên, đúng định kỳ. Đặc biệt chú ý những bộ phận liên quan đến khí nén, áp suất: van khí, ống dẫn, đầu nén, …
Một số lưu ý để sử dụng máy nén khí bền bỉ, hiệu quả
Sử dụng máy nén khí đúng cách có thể giúp thiết bị của bạn tránh được nhiều hỏng hóc, lỗi vặt. Một số điều bạn cần lưu ý:
- Đảm bảo sử dụng, bảo quản máy tại nơi khô ráo, hạn chế bụi bẩn và bằng phẳng.
- Kết nối với nguồn điện ổn định và phù hợp trước khi sử dụng máy.
- Thường xuyên thay dầu, vệ sinh và bảo dưỡng sản phẩm theo chu kỳ nhất định.
- Sử dụng, điều chỉnh áp lực trong mức cho phép – đảm bảo an toàn cho người sử dụng và hiệu quả công việc.
- Sau khi sử dụng, bạn cần tháo van xả đáy: xả nước trong máy (nước vào máy trong quá trình máy hút không khí từ bên ngoài).
Xem thêm: Máy nén khí bị xì hơi
Bài viết chia sẻ kinh nghiệm về nguyên nhân và cách sửa máy nén khí bị tụt áp. Mong bạn đọc sớm có thể khắc phục hiệu quả tình trạng trên. Cảm ơn bạn đọc đã tham khảo bài viết.